Trong thiết kế kiến trúc, giếng trời không chỉ là giải pháp lấy sáng tự nhiên mà còn tạo điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà. Tuy nhiên, để thiết kế giếng trời hiệu quả và phù hợp điều này đòi hỏi bạn phải có những kinh nghiệm nhất định. Bài viết sau đây Kiến Trúc O2 sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thiết kế giếng trời giúp bạn tạo ra không gian sống thoáng đãng, tiết kiệm năng lượng.

Cùng tìm hiểu rõ hơn về giếng trời

Thiết kế giếng trời là giải pháp kiến trúc không bắt buộc phải có đối với một ngôi nhà. Theo đó giếng trời chính là khoảng không gian thông từ tầng 1 cho đến phần mái theo phương thẳng đứng. Sự hiện diện của giếng trời trong không gian sống vừa tạo điểm nhấn tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời giếng trời còn có chức năng như điều hoà không khí, tăng phong thuỷ cho ngôi nhà.

Kính nghiệm thiết kế giếng trời
Hiểu rõ hơn về giếng trời (Sưu tầm)

Hiện nay phần lớn các công trình nhà lô phố, nhà ống đều được kiến trúc sư ưu tiên thiết kế giếng trời. Đây cũng là một trong những giải pháp đánh giá hiệu quả nhằm tạo sự thông thoáng, đảm bảo đủ sáng và gió vào nhà.

Lý do bạn nên thiết kế giếng trời nhà phố

Công trình nhà phố, nhất là các dự án ở khu vực đô thị, thành phố phần lớn nhà ở sẽ bị hạn chế về bề mặt thoáng. Do vậy trong quá trình lên ý tưởng thiết kế nếu không xử lý khéo ngôi nhà sẽ bị bí bách. Giếng trời chính là giải pháp hữu dụng nhất dành cho công trình nhà phố.

Kính nghiệm thiết kế giếng trời
Lý do nên thiết kế giếng trời bạn đã biết (Sưu tầm)

Kinh nghiệm thiết thiết kế giếng trời lấy sáng

Với những căn nhà có diện tích hạn chế với 3 mặt giáp các công trình khác, nhà phố cao tầng tạo sự bí bách, ngột ngạt khó chịu. Thiết kế giếng trời có kích thước phù hợp với diện tích nhà giúp đón nắng, đón gió đem luồng khí tươi mới vào nhà. Yếu tố ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong nhà.

Thông gió tự nhiên giúp điều hoà không khí trong nhà

Chức năng chính của giếng trời là lấy gió, sáng tự nhiên, hỗ trợ đối lưu không khí trong nhà. Thiết kế giếng trời giúp kết nối không gian bên trong và bên ngoài ngôi nhà.

Kính nghiệm thiết kế giếng trời
Kính nghiệm thiết kế giếng trời – Thiết kế đảm bảo thông gió trong nhà (Sưu tầm)

Giếng trời giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện năng

Giải pháp đón gió, đón nắng qua ô giếng trời làm cho ngôi nhà mát, đủ sáng. Đây cũng là yếu tố giúp gia chủ tiết kiệm điện năng hiệu quả.

Tính phong thuỷ cho công trình

Phong thuỷ nhà ở không gian trong nhà đóng vai trò rất quan trọng. Phong thuỷ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chính gia chủ.

Kính nghiệm thiết kế giếng trời
Thiết kế đảm bảo phong thuỷ cho công trình nhà ở (Sưu tầm)

Giếng trời nên đặt ở đâu?

Giếng trời đặt ở phía sau nhà

Việc thiết kế giếng trời sẽ không có nhiều ảnh hưởng tới không gian chung của ngôi nhà. Do vậy việc bố trí giếng trời ở khu vực phía sau sẽ ít đòi hỏi hơn. Thay vào đó giếng trời ở khu vực này nhằm lấy sáng, đón gió với mục đích chính là tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà.

Kính nghiệm thiết kế giếng trời
Giếng trời đặt ở cuối nhà

Giếng trời đặt ở khu vực giữa nhà

Đây là vị trí đặt phổ biến nhất ở hầu hết công trình nhà lô phố hiện nay. Giếng trời đặt ở trung tâm nhà giúp nguồn sáng phân bổ đều khắp không gian. Đây cũng là vị trí tốt với phong thuỷ nhà ở.

Kính nghiệm thiết kế giếng trời
Giếng trời đặt ở giữa nhà

Theo chia sẻ kinh nghiệm thiết kế giếng trời nhà phố. Tuỳ vào từng ý tưởng kiến trúc, sở thích, nhu cầu của gia chủ. Kiến trúc sư sẽ tư vấn giúp bạn ý tưởng thiết kế nhà bố trí giếng trời phù hợp. Liên hệ Kiến Trúc O2 để được tư vấn hỗ trợ thêm về ý tưởng kiến trúc nhà đẹp, tối ưu hóa công năng.

Văn phòng: Số 41 Sử Hy Nhan, Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh

Điện thoại: 0943500168

Fanpage: https://www.facebook.com/kientruco2

Website: https://o2nhaxanh.vn/

Email: O2kientruc@gmail.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các mẫu nhà xanh đẹp nhất 2025

Các mẫu nhà xanh đẹp nhất 2025 – xu hướng kiến trúc bền vững

Chủ đầu tư:

Địa điểm:

S:

Số tầng:

Năm thực hiện:

Kiến trúc xanh cho nhà phố nhỏ

Kiến trúc xanh cho nhà phố nhỏ – Giải pháp sống xanh trong không gian hạn chế

Chủ đầu tư:

Địa điểm:

S:

Số tầng:

Năm thực hiện:

Thiết kế nhà phù hợp với khí hậu Miền Trung

Giải pháp thiết kế nhà phù hợp với khí hậu Miền Trung bạn đã biết

Chủ đầu tư:

Địa điểm:

S:

Số tầng:

Năm thực hiện: